Rèn luyện trí nhớ cho bé ngay từ sớm
Giai đoạn mầm non ( đặc biệt là từ 24 tháng trở lên) được xem là giai đoạn “vàng” để rèn luyện trí nhớ cho các bé.
Nếu được rèn luyện trí nhớ trong giai đoạn này, bé sẽ có thể duy trì trí nhớ tốt lâu dài, tạo nền tảng vững chắc cho khả năng học tập và thành công trong tương lai. Hãy cùng tìm hiểu các cách rèn luyện để bé tăng khả năng ghi nhớ siêu phàm của mình.
Nhiều bậc cha mẹ lo sợ rằng nếu dạy bé từ năm 2 tuổi là quá sớm. Tuy nhiên, sự thật là nếu cha mẹ dạy đúng phương pháp, bé sẽ ghi nhớ rất nhanh những thông tin được dạy, từ đó sở hữu kiến thức nền tảng vững chắc để tư duy và phát triển trong tương lai.
Phương pháp giáo dục sớm và cơ chế định hướng học hỏi, ghi nhớ của bé
Khi tham gia vào hoạt động vui chơi hoặc học hỏi, trẻ sẽ theo một quy trình khép kín các chuỗi chiến lược “tiếp cận có định hướng” để hiểu về hoạt động đó từ người hướng dẫn.
- Trẻ sẽ quan sát cử chỉ khuôn mặt của cha mẹ để hiểu về cảm xúc của cha mẹ, sau đó biến thành cảm xúc của bản thân bé
- Trẻ sẽ lắng nghe bao nhiêu lần người lớn lặp lại các từ giống nhau để mô tả về hoạt động này, cứ mỗi lần lặp lại nào đủ 20-30 giây thì trẻ bắt đầu ghi nhớ thành một mảnh ghép
3. Đồng thời với việc này, trẻ phát triển dần nhận thức sự tồn tại lặp lại của hoạt động nào đó.
4. Bắt chướt là mục tiêu mà trẻ luôn muốn trải nghiệm và cũng để chứng minh là các định nghĩa của bé về nó có đúng như vậy không?
5. .Khi trẻ bắt chước về ngôn ngữ hoặc những hành động bạn làm thì khuyến khích bé thực hiện. Bạn không nên lo lắng sự làm sai của bé, khi trải nghiệm sai bé sẽ quay lại quy trình một lần nữa đế đánh giá từ đầu, việc làm này là cần thiết cho quá trình học hỏi.
XEM THÊM : Kinh nghiệm chọn trường mầm non tốt nhất ở Thủ Đức, Quận 9
Xem thêm : Giáo dục sớm cho trẻ mầm non bằng phương pháp Montessori