Phương pháp Montessori là gì ?

Phương pháp Montessori là một phương pháp giáo dục sớm dựa trên nghiên cứu của tiến sĩ, bác sĩ, nhà giáo dục lỗi lạc người Ý – Bà Maria Montessori. Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, phương pháp Montessori được công nhận là “Phương pháp giáo dục phổ biến trên toàn thế giới” (theo wiki_pedia) và được các hiệp hội, học viện Montessori uy tín quốc tế không ngừng nghiên cứu, phát triển (như AMI – Association Montessori Intenationale, AMS – American Montessori Society hay Canadian Montessori Teacher Education Institute)

5 nguyên tắc cơ bản của Phương pháp Montessori

  • Tôn trọng quyền tự do của trẻ, không áp đặt
  • Học luôn đi đôi với thực hành
  • Môi trường thân thiện, không tồn tại những phần thưởng hay sự trừng phạt
  • Không can thiệp đến sự tập trung của trẻ
  • Giáo viên, phụ huynh chỉ là người hỗ trợ và đồng hành cùng trẻ, không làm thay trẻ
Từ đó trẻ được phát triển tối đa tính tự lập, sự tập trung và xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp trong cuộc sống.

Phương pháp Montessori phát triển những phẩm chất và hình thành kỹ năng gì cho trẻ ?

Phương pháp Montessori mang đến cho trẻ cơ hội khám phá các lĩnh vực đa dạng, giúp bé trưởng thành, tự hoàn thiện bản thân và các phẩm chất, kỹ năng thông qua nhiều hoạt động như sau:

THỰC HÀNH CUỘC SỐNG

Thông qua rèn luyện hoạt động của đôi bàn tay, trẻ có thể tự phục vụ bản thân, xây dựng kỹ năng khéo léo và phát huy tính tự lập ngay từ lứa tuổi mầm non. Ví dụ: trong môi trường Montessori, không khó để bắt gặp hình ảnh một đứa trẻ 4 - 5 tuổi đang tập trung khâu 1 cái khuy áo cho đến khi thành thạo. Bé biết cách cầm kim sao cho an toàn, xỏ chỉ, gút thắt lại và may thật chắc nút áo vào vải như 1 thợ may lành nghề.
4-1-e1597227047847

CẢM QUAN

Thông qua các hoạt động “nghe – nhìn – ngửi – sờ - nếm”, 5 giác quan của trẻ được phát triển toàn diện. Trẻ có thể dùng thị giác để phán đoán hình dạng, kích thước của 1 vật nào đó mà không cần sử dụng bất kì công cụ đo lường nào. Từ đó hình thành kỹ năng quan sát, phán đoán và đánh giá sự vật hiện tượng một cách chính xác về lượng cũng như về chất Ví dụ: khi trẻ làm việc với các khối trụ có núm, trong vô số các trụ đang để lộn xộn trên bàn, trẻ có thể nhắm chọn được ngay lập tức trụ nào sẽ phù hợp với lỗ cắm nào tương ứng.

NGÔN NGỮ

Thông qua việc rèn luyện kĩ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết, trẻ được khơi dậy tiềm năng ngôn ngữ và tạo nền tảng vững chắc giúp bé tự tin khi bước vào cấp 1.
Ví dụ: Khi học bảng chữ cái, trẻ sẽ không theo kiểu học vẹt thông thường là lặp lại đồng thanh mà thay vào đó, trẻ sẽ vừa đọc vừa dùng ngón tay của mình cảm nhận chữ cái đó được viết như thế nào. Qua cảm nhận của đôi bàn tay, trẻ sẽ ghi nhớ chữ cái đó lâu hơn.

VĂN HÓA - KHOA HỌC

Văn hóa - khoa học: trẻ thích thú tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh về lịch sử, địa lý, sinh học, văn hóa,… thông qua các bài học và học cụ mô phỏng thật sinh động, đầy màu sắc, hàm chứa trong đó những kiến thức khoa học và xã hội từ đơn giản đến phức tạp. Từ đó, giúp cho trẻ có nền tảng hiểu biết vững chắc về thế giới tự nhiên cũng như lịch sử các nền văn hóa đa dạng trên thế giới
Ví dụ: những kiến thức về thiên văn học như tên khoa học của các hành tinh cũng như vị trí và quy luật chuyển động của chúng trong hệ mặt trời tưởng chừng như quá tầm hiểu biết với lứa tuổi mầm non nhưng với Phương pháp Montessori, trẻ sẽ lĩnh hội những kiến thức nàyvô cùng tự nhiên thông qua mô hình trực quan sinh động.

TOÁN HỌC

Thông qua rèn luyện hoạt động của đôi bàn tay, trẻ có thể tự phục vụ bản thân, xây dựng kỹ năng khéo léo và phát huy tính tự lập ngay từ lứa tuổi mầm non.
Ví dụ: trong môi trường Montessori, không khó để bắt gặp hình ảnh một đứa trẻ 4 - 5 tuổi đang tập trung khâu 1 cái khuy áo cho đến khi thành thạo. Bé biết cách cầm kim sao cho an toàn, xỏ chỉ, gút thắt lại và may thật chắc nút áo vào vải như 1 thợ may lành nghề.

Áp dụng phương pháp giáo dục sớm Montessori tại trường mầm non Vietnam Canada Preschool

Phương pháp Montessori được sử dụng làm phương pháp chủ đạo để dạy trẻ. Tất cả các phòng học đều được trang bị bộ học cụ Montessori đúng chuẩn quốc tế rất phong phú và đa dạng với hàng trăm học cụ tương ứng hàng trăm bài học rèn luyện kỹ năng cũng như cung cấp kiến thức thuộc tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống

Phương pháp Montessori tại trường VCS được đảm bảo áp dụng đầy đủ, chính xác và trọn vẹn đúng theo giá trị nguyên bản quốc tế vì chúng tôi có cô Nguyễn Hữu Anh Thi và cô Võ Thị Diễm My đã được đào tạo bài bản và được cấp bẳng giáo viên Montessori Quốc tế từ Viện đào tạo giáo viên Montessori Canada trực thuộc hội đồng Macte công nhận giá trị trên toàn thế giới.

Đội ngũ giáo viên luôn được kiểm tra trực tiếp tại lớp về chất lượng giảng dạy, đồng thời được bồi dưỡng, huấn luyện mỗi ngày để nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành giảng dạy phương pháp Montessori. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thường xuyên cử giáo viên tham gia các khóa đào tạo Montessori quốc tế ngắn hạn và dài hạn để không ngừng nâng cao trình độ của giáo viên.

Chúng tôi xây dựng bộ tiêu chí chi tiết để đánh giá cho tất cả các hoạt động và kĩ năng phải đạt được khi trẻ theo học phương pháp Montessori. Từ đó, biên soạn giáo án riêng cho mỗi trẻ theo bộ giáo án nguyên bản từ Viện đào tạo Montessori Canada. Phụ huynh được nhà trường thông tin thường xuyên kịp thời tiến độ học tập và sinh hoạt của con qua phiếu đánh giá hàng ngày và bảng kết quả tổng hợp đánh giá hàng tháng

Với những trẻ mới, chúng tôi tin rằng sau 03 tháng học tập tại VCS, bé sẽ thông thạo các qui tắc lớp học và một số hành vi, thói quen ứng xử chuẩn mực. Sau đó, các bé sẽ được chú trọng phát triển tối đa kỹ năng tự phục vụ bản thân và hình thành tính tự lập qua những hoạt động đòi hỏi sự linh hoạt của đôi tay, sự tập trung và tính trật tự. Hệ thống các bài học của lĩnh vực giác quan được trẻ vận dụng mỗi ngày sẽ giúp khơi gợi và gia tăng cho trẻ khả năng cảm nhận. Trẻ làm quen môn Toán từ lứa tuổi lên 2, bắt đầu từ việc đếm đơn giản trong phạm vi từ 01 đến 10. Cuối cùng, trẻ có thể tự làm 1 số phép tính cộng trừ nhân chia với số có 4 chữ số. Về mặt ngôn ngữ, giúp trẻ phát âm tròn vành rõ chữ là một trong những tiêu chí hàng đầu của VCS.

Chúng tôi không đợi chờ khi trẻ đủ 5 tuổi mới cho trẻ làm quen với bảng chữ cái mà đã lồng ghép việc dạy này vào chương trình ngay từ những ngày đầu trẻ sinh hoạt tại trường. Trẻ biết gọi tên các đồ vật và tên các bộ phận hoặc món ăn quen thuộc. Trẻ biết được âm đầu tiên trong tên của mình, biết âm đầu, âm cuối của một từ nào đó và tiến đến là hoàn thiện kỹ năng đọc hiểu một từ hoặc một câu ngắn. Thêm vào đó, những kiến thức về địa lý, văn hóa và khoa học cũng được đưa vào chương trình, từ những kiến thức đơn giản như tên và đặc trưng các mùa, tên các bộ phận của một số loài động – thực vật cho đến những kiến thức rộng lớn hơn như tên và vị trí các châu lục trên bản đồ thế giới cũng như vị trí địa lý và những nét đặc trưng của quốc gia mà trẻ đang sinh sống.

Scroll to Top