Hội chứng Tantrum là gì ?
Hội chứng Tantrum là sự bùng nổ cảm xúc khi trẻ muốn, cần hoặc đang cố gắng làm một điều gì đó.
Biểu hiện bằng các cơn ăn vạ, giận dữ, chống đối và các hành vi không kiểm soát. Những hành động này khá quen thuộc với các trẻ từ 1 đến 5 tuổi, đặc biệt là các trẻ từ 1 đến 3 tuổi.
Tuy nhiên, đôi lúc trẻ trở nên “thái quá” bằng cách thể hiện các hành động như : lăn lộn dưới đất, la hét, thậm chí là nín thở, nôn mửa, và đánh cả cha mẹ.
Theo GS. Potegal M., Đại học Minnesota, Hoa Kỳ, Tantrum diễn ra qua 5 cấp độ:
Cấp độ 1: Giận dữ
Cấp độ 2: Giận dữ và buồn bã
Cấp độ 3: Đừng chạm tôi
Cấp độ 4: Tôi cần ôm
Cấp độ 5: Hết giận
Áp dụng phương pháp Montessori như thế nào ?
Trường Mầm non Montessori Vietnam Canada Preschool là một trong số những trường mầm non tốt ở Thủ Đức áp dụng phương pháp Montessori vào chương trình học.
Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ một số bí kíp giúp ba mẹ dễ dàng đối phó với “cơn thịnh nộ” của trẻ:
Ngồi bên cạnh trẻ và quan sát điềm tĩnh:
Mục đích cho trẻ biết dấu hiệu “Ba mẹ vẫn ổn, con có thể làm theo ý thích của con”
Không bỏ đi giữa chừng và hãy nói lời dịu dàng:
Ba mẹ / Thầy cô hãy cố gắng ở lại cho đến khi con trẻ ổn định tâm lý và giảm dần cơn khủng hoảng “gào, khóc”.
Lúc này, giọng nói, những cử chỉ vuốt ve và ánh nhìn trìu mến đối với trẻ sẽ là công cụ đắt giá để trẻ dịu dần cảm xúc.
Những cái ôm dịu dàng:
Có thể trẻ sẽ còn “khóc rấm rứt” trong lúc này. Ba mẹ hãy bật “đèn xanh” rằng “Con yêu, ba mẹ có thể ôm con 1 cái được không!!”.
Thông điệp gởi đến trẻ “Ba mẹ yêu con nhiều lắm, mặc dầu mới vừa lúc nãy, con là đứa trẻ đang gào khóc và lăn nhoài dưới sàn nhà”.
Thủ thỉ về lỗi lầm của con:
Đây là thời điểm thích hợp để ba mẹ thỏ thẻ với con rằng “Ba mẹ muốn con là một em bé ngoan, con đừng làm như vậy nữa nha!”. Có thể những giọt nước mắt sẽ lăn ngược trở lại nhưng ở mức độ nhẹ nhàng khi trẻ đã hối lỗi.
Lời kết
“Hãy thật điềm tĩnh và xoa dịu trẻ bằng tình thương để trẻ luôn cảm thấy sự hiện diện của mình luôn là điều tuyệt vời nhất”.
Xem thêm :
Quy tắc của Phương pháp Montessori
5 điểm trọng tâm của Phương Pháp Montessori