Nguyên tắc 1 : Tôn trọng quyền tự do của trẻ.
Tôn trọng nhu cầu của trẻ em cũng giống như việc đáp ứng mong muốn của người lớn, trân trọng nhu cầu của trẻ là cách dạy trẻ về sự tôn trọng và tính lịch thiệp. Có những ngày trẻ không muốn ăn thì không nên ép bé, cũng giống như chúng ta có những ngày sẽ ăn ít hơn hoặc không cảm thấy ngon miệng, như vậy là điều bình thường.
Trẻ sẽ được tự do nhất nếu tự biết phát triển mình một cách tự do nhất. Hãy cho trẻ tự do vận động, tự do lựa chọn. Là bậc phụ huynh hay giáo viên hãy chú trọng việc dạy cho trẻ tính tự lập.
Nguyên tắc 2 : Không can thiệp đến sự tập trung của trẻ.
Cho trẻ không gian và cơ hội để tập trung phát triển. Không nên chỉ để bé trong một chiếc cũi hay một nơi an toàn nào đó là đủ, trẻ nhỏ cần không gian đủ lớn để khám phá và thử những khả năng mới. Đây cũng là quy tắc rất quan trọng giúp bé hình thành nên tính cách sau này.
Nguyên tắc 3 : Học luôn đi đôi với hành.
Tất nhiên rồi, đó là quy luật từ xưa đến nay. Học và thực hành là hai lĩnh vực riêng biệt và chỉ khi được kết hợp với nhau mới có thể hoàn chỉnh. Phương pháp montessori giúp cho bé nhận thấy quy luật này từ khi còn nhỏ. Học được những gì, trẻ sẽ thực hành được như thế ấy.
Nguyên tắc 4 : Thiên về truyền cảm hứng cho bé.
Dù thế nào cũng không nên để trẻ cảm thấy tâm trạng tồi tệ, ngay cả khi trẻ làm sai, bạn không nên chỉ trích thay vào đó hãy truyền cảm hứng đến cho trẻ.
Tạo cho trẻ những cơ hội để thực hiện những việc cá nhân. Trẻ em không thể thực hiện mọi việc giống như người lớn, tuy nhiên đừng nên xem trẻ không thể tự làm bất cứ việc gì. Chúng ta chỉ cần nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ cách làm đúng thôi.
Nguyên tắc 5 : Môi trường thân thiện, không tồn tại phần thưởng hay trừng phạt.
Ngay cả khi trẻ làm sai, bạn không nên chỉ trích thay vào đó hãy đưa ra một khuôn mẫu và cách thực hiện nó. Không nên khiến trẻ cảm thấy là mọi việc quá to tát mà chỉ cần nhận thức được đó là một việc làm không đúng.
Phải thật sự kiên nhẫn với bé, giúp trẻ giải quyết các vấn đề vướng mắc trẻ gặp phải sẽ giúp trẻ từng bước tiến gần hơn đến tầm nhận thức cao hơn, thay vì bỏ qua các sự cố xảy ra với bé, cha mẹ có thể kiên nhẫn và kiên nhẫn hơn mỗi ngày để giải thích, tìm cách xử lý vấn đề và hướng trẻ đến hành động đúng hơn, tốt hơn.
Nguyên tắc 6 : Giáo viên, cha mẹ luôn là người đồng hành cùng trẻ.
Trẻ như một tờ giấy trắng, những vệt đen, vệt bẩn xuất hiện trên mặt giấy đó hay không đó là do trẻ quyết định, và người trực tiếp đồng hành cùng trẻ không ai khác là phụ huynh, là thầy cô.
Dù mất thời gian một chút nhưng về lâu về dài trẻ sẽ có bước tiến vượt bậc và phụ huynh là người được hưởng thành quả, bạn sẽ không phải mất thời gian với trẻ khi trẻ lớn lên với những kĩ năng và nhận thức tốt.
Cùng là để giúp trẻ phát triển kỹ năng và phẩm chất trong giai đoạn đầu đời, tuy nhiên phương pháp Montessori không truyền đạt tri thức 1 chiều, không cố “nhồi nhét” kiến thức lên trẻ mà chú trọng đến sự phát triển mọi mặt của trẻ trên nhiều phương diện, giúp trẻ tự khám phá bản thân và phát huy các tiềm năng – điều này có ý nghĩa quyết định đến tương lai của con sau này.
Tại Vietnam Canada Preschool, chúng tôi áp dụng đúng chuẩn phương pháp Montessori nguyên bản vào chương trình học cho các bé. Tạo nên sự khác biệt so với các trường mầm non khác, nhất là những trường áp dụng các phương pháp Giáo Dục truyền thống.